Mục lục
CHẾ ĐỘ BAY THÔNG MINH DJI MAVIC AIR (PHẦN 2)
Flycam DJI Mavic air – “Nhỏ mà có võ”
Flycam DJI Mavic Air lại tiếp tục là một sản phẩm đình đám của ông lớn DJI. Đây là chiếc flycam nhỏ gọn như Spark, nhưng lại có thể gấp gọn cánh lại như Mavic Pro, cực kỳ thích hợp với người hay đi du lịch. Flycam DJI Mavic Air có khả năng chụp ảnh, quay video 4K với cảm biến hình ảnh 1/2.3 inch, quay video 4K ở 24 và 30 khung hình trên giây và 12 MP khi chụp ảnh tĩnh, sử dụng ống kính góc rộng 24 mm f/2.8.
Flycam DJI Mavic Air ra mắt trong bối cảnh 2 sản phẩm tiền nhiệm là DJI Spark và DJI Mavic Pro đang làm mưa làm gió ở phân khúc giá dưới 1000 USD. Flycam DJI Mavic Air đóng vai trò là sản phẩm lấp khoảng trống phân khúc giữa Spark (11 triệu) và Mavic Pro (22 triệu). Giá flycam DJI Mavic Air là 18.5 triệu – thể hiện tham vọng muốn làm bá chủ toàn diện mọi phân khúc của thị trường máy bay điều khiển từ xa nghiệp dư. Cho ra mắt Flycam DJI Mavic Air, có vẻ DJI không hề muốn ngủ quên trên vị trí thống trị của mình khi đã nắm giữ đến 70% thị phần drone dân dụng.
Trong số các tính năng vượt trội của Flycam DJI Mavic Air, đáng chú ý phải kể đến là các Chế độ bay thông minh. Chiếc máy bay không người lái nhỏ bé này sở hữu các chế độ bay thông minh như sau: QuickShots, ActiveTrack, SmartCapture, Tripod mode, Cinematic mode, Tapfly và Point of Interest. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu từng Chế độ bay thông minh.
Giới thiệu các chế độ bay thông minh của flycam DJI Mavic Air (Phần 2)
Mavic AirTapFly – chế độ bay tự trị
Nếu bạn muốn tập trung vào quay phim hoặc chụp ảnh trên không, hãy chọn chế độ Mavic Air TapFly trong ứng dụng DJI GO 4.
TapFly cho phép bay tới bất cứ nơi nào bạn gõ trên màn hình thiết bị di động của bạn trong ứng dụng DJI Go 4. TapFly hoạt động ở chế độ Bay tới (Forward), Bay lùi (Backward), Tự do (Free) và Tọa độ (Coordinate).
Bay tới (Forward): sẽ bay về phía mục tiêu bằng cách sử dụng các trở ngại cảm biến của Hệ thống Tầm nhìn Chuyển tiếp.
Bay lùi (Backward): sẽ bay theo hướng ngược lại của mục tiêu bằng cách sử dụng các chướng ngại vật cảm biến của Hệ thống Tầm nhìn.
Tự do (Free): sẽ bay về phía mục tiêu. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng bộ điều khiển từ xa để điều động hướng của chiếc máy bay không người một cách tự do.
Tọa độ (Coordinate): Nhấn vào một vị trí cụ thể trong ứng dụng DJI Go 4 sẽ di chuyển đến điểm ở độ cao hiện tại của nó, sau đó tự bay vào vị trí.
Bạn có thể thay đổi hướng trong khi bay bằng cách chỉ cần chạm vào một khu vực khác của màn hình nơi bạn muốn Mavic Air tới. Bạn cũng có thể điều chỉnh tốc độ máy bay trong chuyến bay với Tapfly.
Tripot Mode
Chế độ tripot giúp giảm tốc độ bay và độ nhạy của các tính năng để mang lại cho bạn những bức ảnh ổn định hơn nhiều. Đây là chế độ hoàn hảo để chụp trong không gian hẹp và cho bạn một bức ảnh ổn định hơn
Cinematic Mode
Chế độ quay phim cho phép Flycam DJI Mavic Air quay những bức ảnh và video ổn định và mượt mà hơn do tốc độ máy bay chậm hơn và khoảng cách phanh dài hơn.
Flycam DJI Mavic Air của bạn sẽ phản ứng chậm hơn với các lệnh và chuyển động của điều khiển nên về cơ bản sẽ mang lại một cảnh quay đậm chất điện ảnh hơn.
Point of Interest Mode
Trong chế độ này, Flycam DJI Mavic Air sẽ tự xoay quanh một điểm cụ thể mà bạn đã chọn
Chế độ cung cấp cho bạn rất nhiều dữ liệu ngay cả trước khi bạn bắt đầu bay và cho phép bạn chọn hướng, tốc độ, bán kính và độ cao của Flycam DJI Mavic Air để cung cấp cho bạn những thước phim rất mượt mà và ổn định.
Flycam DJI Mavic Air – nhỏ bé nhưng khuất bóng trước đàn anh Mavic Pro
Trước Mavic Air, DJI Mavic Pro được coi là cái bóng quá lớn khi luôn là sản phẩm bán chạy nhất từ khi ra mắt. Từ khi ra mắt, với mức giá chênh lệch 4 triệu, nhiều người đặt câu hỏi liệu Flycam DJI Mavic Air có bị đàn anh che khuất?
Với ưu thế là sự nhỏ gọn, năng động, khả năng chụp ảnh và quay video 4K, chống rung hiệu quả, cùng với hàng loạt Chế độ bay thông minh ấn tượng, rõ ràng sau một thời gian có mặt trên thị trường Flycam DJI Mavic Air đã khẳng định được sức hấp dẫn của mình.
Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm thông tin tham khảo trước khi quyết định lựa chọn cho mình một chiếc flycam chất lượng.
Để đọc phần 1 của bài viết mời bạn xem tại đây.
Bình luận