Trang chủ » Tin tức » Filter có thực sự cần thiết cho camera & flycam của bạn? Những Filter chính CPL, ND, UV

Filter có thực sự cần thiết cho camera & flycam của bạn? Những Filter chính CPL, ND, UV

5/5 - (3 bình chọn)

flycam-cũ

5/5 - (3 bình chọn)

TRUYỆN TÌNH “FILTER” FLYCAM BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

 

Khi tôi mới bắt đầu làm quen với việc chụp choẹt bằng chiếc flycam Mavic 2 Pro của mình, tôi không biết filter hay kính lọc UV, CPL hay ND là gì. Tôi thậm chí còn không biết rằng CPL là viết tắt của Thấu kính phân cực tròn hay ND là viết tắt của một cái gì đó gọi là “Neutral density”_ cũng chưa biết dịch là gì nữa (hehe) và có khá nhiều cấp độ khác nhau (lát nữa tôi sẽ nói sau). Tôi nghĩ rằng đã bỏ ra gần 40 củ để mua bộ flycam xịn xò này rồi và về sau quen tay quay chụp điêu luyện hơn thì tôi cũng chẳng cần mấy phụ kiện Filter làm gì cho phí tiền ra.

Đó là suy nghĩ của tôi khi mới bắt đầu (tháng 12 năm 2018)

Ông anh chia sẻ kinh nghiệm flycam về Filter ở Đồ Sơn

Và có một lần đi offline flycam tại bãi tắm Đồ Sơn, Hải Phòng, tôi được một anh bạn trong group chia sẻ qua về một vài trải nghiệm và kiến thức về các món phụ kiện anh ta đang dùng cho chiếc Phantom 4 Pro V2.0 . Trong đó, thứ anh ta kể nhiều nhất đó là Filter (hồi đó thì camera con này thuộc dạng đỉnh của chop rồi ấy vậy mà hắn vẫn mò mẫm filter). Nói thật là nghe để vậy chứ đâu có hiểu gì về filter, nên cũng gật gù xã giao cho vui thôi. 🙂

Một lát sau khi cả đoàn bắt đầu cất cánh để làm màn bay dạo ở độ cao 100m, lúc này con Mavic 2 Pro yêu quý của tôi chĩa súng về hướng chủ để làm 1 cú bay ngược “thả hồn theo gió”. Má ơi, nó bay càng xa thì mặt nước biển càng chói lóng bóng nhìn qua cái App DJI mà tức mắt. Nghe vậy, ông anh kia mới gọi lại để cho coi cái chất lượng camera anh ta xem có khác gì không.

“ Một trời một vực luôn chứ khác gì mà khác !!!!” nhìn nét căng đét mà chẳng có tí lõng bõng nào cả.

filter-pgytech-chinh-hang-mrc-cpl

Cùng tìm hiểu Filter là gì nhé

 

Anh ta chốt “Đấy, filter CPL đấy, ngon không?”

À rồi, thì ra là thế !

Và từ đó, cái suy nghĩ về phụ kiện flycam của tôi “bớt lạc hậu” hẳn, tôi bắt đầu nghiên cứu mấy thứ phụ kiện đặc biệt là Filter và những thứ giúp tăng tuổi thọ thiết bị con PET của mình.

 

FILTER LÀ GÌ?

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ tất cả những gì mà tôi biết về Filter và các chức năng của từng loại Filter UV, CPL và ND mà tôi đã sử dụng để có thể sử dụng chúng để nâng cao hình ảnh cho chiếc flycam của mình cũng như cách lựa chọn Filter phù hợp nhé.

OK ! bắt đầu vào việc thôi.

À quên ! túm gọn cho một số anh em Newbie chưa biết “Filter là gì?” thì hãy cứ hiểu đơn giản Filter là kính lọc hỗ trợ lọc màu, cân bằng sáng cho thấu kính camera từ các tia sáng ngoại lai ngoài mong muốn.

 

KÍNH LỌC ULTRAVIOLET – FILTER UV LÀ GÌ?

UV chính là viết tắt của cụm từ ultra-violet hay còn gọi là tia cực tím, ánh xạ tím gây nhiễu động hình ảnh, tăng điểm sương mù.

 

Filter UV là gì và có chức năng ra sao?

Giảm sương mù:

Kính lọc UV có thể làm giảm sương mù trong khí quyển ám trong ảnh của bạn, nhưng nó thực sự không ảnh hưởng đến độ phơi sáng hoặc màu sắc của ảnh theo bất kỳ cách nào.

filter-mcuv-flycam-may-anh

Filter UV được đánh giá là ngon – rẻ – hữu ích và dễ sử dụng

 

Bảo vệ ống kính của bạn khỏi các yếu tố tự nhiên:

Đúng vậy, kính lọc UV là một giải pháp bảo vệ bổ sung cho camera và ngăn bụi bẩn, bụi, cát và mưa xâm nhập và làm trầy xước mặt kính camera của bạn.

 

Làm thế nào mà Filter UV có thể nâng cao chất lượng hình ảnh?

Như bạn có thể thấy từ bức ảnh bên dưới, sự khác biệt thường thậm chí không đáng chú ý vì kính lọc UV không làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến độ phơi sáng hoặc màu sắc. Tuy nhiên, chúng có thể loại bỏ sương mù huyền ảo mờ mờ và có thể làm cho ảnh của bạn có vẻ sắc nét hơn một chút, nó sẽ giúp cho khâu hậu kỳ của bạn trở lên ngon lành hơn.

 

Có nhất thiết phải có Filter UV cho Flycam hay không?

Hoàn toàn nên có !

Nếu bạn chưa có bất kỳ filter nào cho camera hay flycam của mình, thì hãy cân nhắc mua ngay em này vì ít nhất nó cũng có tác dụng ngăn bụi bẩn, bụi và vết xước có khả năng làm hỏng ống kính quý giá của bạn. Nó không hề làm thay đổi tiêu cực chất lượng hình ảnh của bạn cho dù bay ở bất kỳ môi trường nào.

Đây có thể được xem là loại kính lọc “siêu dễ dùng” cho tất cả mọi người.

 

 

KÍNH LỌC CIRCULAR POLAZING – FILTER CPL LÀ GÌ?

CPL viết tắt của cụm từ Circular polazing hay còn được dịch là phân cực tròn.

 

Kính lọc CPL là gì và chức năng của nó ra sao?

Đây rồi, nó liên quan tới câu truyện kể trên của tôi, nếu bạn đã từng thử chụp ảnh phong cảnh phía dưới là bề mặt nước hoặc chủ thể ở cạnh hay sau các tòa nhà cao ốc lắp kính, thì bạn sẽ biết được cảm giác thất vọng về camera của mình do sự phản xạ ánh sáng từ môi trường xung quanh.

Để cho đơn giản, hãy coi kính lọc CPL giống như một dạng kính chống nắng cho chiếc flycam hay camera của bạn.

Làm cách nào để kính lọc CPL nâng cao khả năng chụp ảnh camera flycam?

Filter này là về cơ bản có tác dụng chặn các tia sáng phân cực khác nhau phản chiếu từ các nguồn mặt bóng (mặt nước hay kính…) gây ra hiện tượng chói và tia sáng phản xạ không mong muốn.

filter-cpl-flycam-may-anh

Hãy so sánh Filter CPL trước và sau khi dùng nhé

 

Nó cho phép ảnh của bạn có độ tương phản tốt hơn bằng cách cân bằng ánh sáng và bóng tối, đồng thời tăng cường độ bão hòa trong ảnh của bạn.

Nhìn chung, nó có thể làm cho ảnh của bạn trông sống động với ánh sáng cân bằng hơn, ít mờ hơn và ít bị chói ngoài ý muốn do phản xạ ánh sáng.

 

Câu hỏi là “Filter CPL có thực sự cần thiết cho bạn hay không?”

Tôi tự tin trả lời là cần ! Rất cần là đằng khác. Vì sao?

Vì flycam bay trên cao nên góc quay cũng bao quát hơn rất nhiều đồng nghĩa với việc có rất nhiều tác nhân gây nhiễu sáng như tòa nhà kính, ao hồ đầm nước trong cùng một khung hình. Hãy thử hình dung việc bạn đang lấy cảnh ngon lành, lướt qua 1 chỗ bỗng dưng “lóe sáng” một cái. Thử hỏi có thể vui được không ?? 🙁 

Theo tôi, nếu bạn là một người dùng flycam DJI thì đồng nghĩa với việc bạn cũng đang muốn có một trải nghiệm về chất lượng hình ảnh tốt hoặc chí ít là ở mức “khá trở lên”. Bạn nên đầu tư lấy một chú CPL ngay đi vì nó dùng cho khá nhiều hoàn cảnh bay khác nhau đấy. Bây giờ giá nó cũng chỉ khoảng 400k-600k / chiếc tùy model thôi, đáng mà.

Nói thật là tôi sau khi dùng CPL thì đôi khi cứ để luôn ở camera khỏi tháo để đó bay suốt không à.

 

KÍNH LỌC NEUTRAL DENSITY – FILTER ND LÀ GÌ?

ND là viết tắt của neutral density hay gọi là một dạng lọc ánh sáng ngoại lai để đạt được sự trung tính trong bức hình

 

Kính lọc ND là gì và chức năng của em nó ra sao?

Kính lọc ND có nhiều mức độ mạnh- yếu khác nhau và mục đích của chúng là giảm độ sáng chói từ các nguồn sáng mạnh gây ra hiện tượng “cháy sáng” ở góc ảnh hay dìa khung ảnh, thậm chí là nhòe luôn cả ảnh ấy chứ. 🙂 

Kính lọc ND là kính lọc trung tính rất tuyệt vời

Hay ở cái là Filter ND còn để chụp thác nước hay mặt nước phẳng lặng tạo ra hiệu ứng chuyển động mờ mờ ảo ảo, nhìn mượt thôi rồi. (cái này thì phải là ở cái Level cao cao đấy nha)

ND được sử dụng tạo hiệu ứng mượt mà với dòng nước

Mức độ giảm sáng của Filter ND là gì? Phân biệt thế nào?

Cái này thì bắt đầu phải động não và kinh nghiệm đây nài !

Phạm vi của kính lọc ND:  phổ biến nhất là khoảng ND 2 (lượng giảm sáng nhỏ nhất) tới ND 1000. Dưới đây là quy tắc gọi / quy đổi từ “số” ND sang Stop (điểm ảnh)

Danh sách filter ND theo điểm ảnh & lượng sáng tương ứng

Số ND càng cao, ảnh càng tối – có nghĩa là bạn có thể bù trừ điều đó bằng độ phơi sáng lâu hơn (tốc độ màn trập) hoặc khẩu độ rộng hơn (f-stop thấp hơn) để tạo ra các hiệu ứng mong muốn.

Đọc mà chẳng hiểu cái mô tê gì cả !!!

Thôi xem video này auto dễ hình dung luôn nào.

Video: Filter VND Mavic Air 2 – 4in1 filter ND của PGYtech

 

Thôi, chốt luôn là Filter nào dễ dùng mà hiệu quả nhất cho Flycam DJI nhá:

  • ND 8/16/32/64 là nhóm phổ biến cho người dùng flycam DJI nhất, nó dễ dùng vì ai cũng có thể thấy hiệu quả ngay. Nói chung là thấy rất đáng đồng tiền bát gạo.
  • ND 128/256/1000 là nhóm filter đỉnh của chóp hay dân chơi vẫn gọi là “Super lens filter” đòi hỏi kinh nghiệm phơi sáng dày dặn.
  • GND – Đây là filter được yêu thích nhất vì sự “trung tính đỉnh count” của nó, khả năng phơi sáng lúc hoàng hôn, bình mình vì với mức độ ánh sáng khác nhau, cực kỳ dễ sử dụng và hiệu quả tuyệt vời ngay với cả người chưa có nhiều kinh nghiệm.
  • Một vài loại ND khác: Còn nhưng không hẳn là phù hợp và dễ dùng nên thôi, gạt nó qua nhé.

hay-su-dung-filter-nd-khon-ngoan

Kính lọc Neutral Desity rất đa năng nhưng cần sự tính toán

 

Filter ND có thể nâng cao chất lượng hình ảnh của camera như thế nào?

Kính lọc ND có thể thay đổi cuộc chơi nếu bạn biết và có kinh nghiệm quay chụp thủ công trong các môi trường có ánh sáng mạnh – yếu khác nhau, chủ yếu là trong điều kiện trời nắng hoặc chụp hiệu ứng mờ ảo của nước (đỉnh count). Nó cho phép bạn tự do sáng tạo hơn rất nhiều vì bạn có thể sử dụng khẩu độ (để tạo độ sâu trường ảnh) và tốc độ cửa trập (để tạo độ phơi sáng lâu). Do đó, bạn có thể làm cho bức ảnh của mình nổi bật hơn, cân bằng sáng tự nhiên hơn.

Đối với những ai “nghiện” filter ND rồi thì chắc hẳn sẽ chơi cả lố ND theo series kiểu như ND8/16/32/64 một lúc về để lúc nào cũng có cái “hợp môi trường” 🙂

 

Bạn có cần kính lọc ND không?

Đừng tiếc rẻ ! hãy chơi đi. Filter là cái đáng đầu tư nhất trong tất cả phụ kiện camera và flycam mà !!! 🙂 🙂

Tôi chắc chắn sẽ giới thiệu Bộ lọc filter ND cho những ai đang chơi flycam hay camera muốn có được những hình ảnh nổi bật và đáng đồng tiền bát gạo vì nó quá tuyệt vời.

 

HÃNG FILTER CHO FLYCAM VÀ CAMERA NÀO TỐT NHỈ?

Rất nhiều, có khi đếm chẳng xuể ! 😀 😀

Nhưng tựu chung lại, dựa trên trải nghiệm thực tế và một chút tìm hiểu thì filter cho các thiết bị của hãng DJI nói chung hay flycam DJI nói riêng thì có 4 cái tên được cộng đồng anh em quốc tế cũng như cá nhân tôi đánh giá cao đó là: PGYtech, Polar Pro, Sunnylife, DJI

filter-nd-cpl-mvuv

Gợi ý: PGYtech, Sunnylife, DJI, Polapro rất phù hợp cho flycam

 

>> Tham khảo: Danh sách Filter PGYtech cho flycam DJI

>> Tham khảo: Danh sách filter K&F Concept cho máy ảnh Canon, Sony, Nikon

 

 

Tổng kết: Nếu là người mới chơi, tôi khuyên bạn hãy bắt đầu từ CPL và UV trước, còn khi đã thành thạo hơn về filter thì hãy tiếp tục với bộ kính lọc ND series hoặc chí ít là ND8 hoặc ND32.

Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời !

 

À quên, sắp tới tôi có ý định viết thêm một bài chia sẻ về cách phân biệt chất lượng filter tốt, hãy cùng đón đọc nhé ! Many thanks

 

Để được tư vấn kỹ về mọi mặt liên quan tới Flycam, máy ảnh và phụ kiện xin hãy:

Liên hệ với chúng tôi qua:

  • Fanpage : Phụ Kiện Flycam Giá Tốt
  • Điện thoại / Zalo : 0866.78.1866 / 0965 895 885
  • Địa chỉ: BH05-01 Vinhomes Imperia, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng

Bình luận

0886 54 1886